1. Tổng quan về ớt
1.1 Thông tin chung
Thuật ngữ “ớt” hay tiếng anh là “capsicum” có thể gây nhầm lẫn vì từ này có thể được mô tả những thực vật thuộc chi Capsicum. Theo đó:
- Về mặt thực vật học, chi Capsicum là một trong những chi quan trọng nhất trong họ Cà (Solanaceae);
- Có ít nhất 36 loài thực vật thuộc chi Capsicum được biết đến. Trong đó có khoảng 25 loài mọc hoang dại, còn lại là cây trồng. Theo tài liệu, thực vật có nguồn gốc chủ yếu tại vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau đó di thực khắp thế giới, chủ yếu ở Bolivia, Peru, Brazil, cận nhiệt đới châu Á…với sự phong phú sự thay đổi về kích thước, màu sắc, hương vị và độ cay.
- Một số loại nổi tiếng nhất là Capsicum frutescens, Capsicum annuum, Capsicum chinense, Capsicum baccatum, Capsicum pubescens…
Giá trị dinh dưỡng của ớt nói chung khá đa dạng:
- Lượng calo thấp;
- Ít nước, đạm, đường, tinh bột, chất xơ, chất béo…
- Nguồn dồi dào vitamin A, vitamin C, vitamin B6, vitamin K1…và các chất chống oxy hóa khác. Bao gồm như flavonoid, acid sinapic, acid ferulic…Đặc biệt, hàm lượng chất chống oxy hóa trong ớt chín (đỏ) cao hơn nhiều so với ớt xanh.
- Khoáng chất: kali, đồng,…;
- Thành phần hoạt chất chính trong ớt gây ra cảm giác nóng và rát cho lưỡi là capsaicin.
Trong đời sống hằng ngày, ớt chủ yếu được sử dụng như một loại gia vị dưới nhiều dạng khác nhau. Có thể kể đến dùng tươi, sấy khô, nấu chín cùng thức ăn, tán thành bột, dầu, tinh dầu ớt…và thu được các lợi ích khác nhau về mặt y học.
1.2 Đặc điểm sinh trưởng
- Ở Việt Nam, quần thể ớt khá phong phú, một số đặc điểm sinh trưởng đặc trưng:
- Thực vật ớt sinh trưởng và phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm;
- Nhiệt độ thích hợp 18-30 độ C;
- Hạt ớt phân tán tự nhiên nhờ côn trùng và động vật như chim;
- Nhân giống bằng cách thức gieo hạt trong vườn ươm, sau đó đánh cây con đi trồng;
- Đất trồng thích hợp là đất thịt nhẹ, pha cát, dễ thoát nước;
1.3 Mô tả thực vật
- Cây nhỏ, sống hằng năm, chiều cao trung bình khoảng 0.5-1m;
- Phân cành nhiều, thân và cành có cạnh, bề mặt nhẵn;
- Lá mọc so le, hình trái xoan, kích thước dài khoảng 2-4cm, gốc hình nêm hay thuôn, đầu nhọn. Bề mặt lá nhẵn và mép nguyên;
- Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, màu trắng và có cuống dài.
- Quả mọng, có nhiều hình dạng ngắn, dài, tròn…thẳng hoặc cong. Khi chín màu đỏ hay vàng, bên trọng chứa nhiều hạt, hình thận dẹt.
2. Đôi nét về tinh dầu ớt
2.1 Đặc tính chung của tinh dầu ớt
Tinh dầu ớt (Capsicum essential oi) được chiết xuất từ quả của thực vật cùng tên. Bằng phương pháp chưng cất hơi nước thu được dung dịch sản phẩm có kết cấu lỏng, có màu cam đến đỏ sẫm và dễ bay hơi. Ngoài ra, điểm độc đáo của tinh dầu này đến từ mùi hương cay nồng đặc trưng của ớt mà con người chúng ta có thể cảm nhận được dù nồng độ tương đối thấp.
Ứng dụng: Là nguyên liệu cho các ngành:
– Dược phẩm: Thuốc, thảo dược, dược liệu
– Mỹ phẩm:Nguyên liệu mỹ phẩm, nước hoa, dầu gội, kem đánh răng, sữa rửa mặt, …
– Thực phẩm: Thực phẩm chức năng, …
– Chăm sóc sức khỏe và làm đẹp: Làm đẹp da, chăm sóc tóc
Bảo quản:
– Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời
– Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da
– Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra
– Không để tinh dầu rớt vào mắt và vùng da nhạy cảm
– Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
– Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 6 tuổi ,nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
– Để xa tầm tay trẻ em
Reviews
There are no reviews yet.